Các bài đăng của tác giả BS Võ Văn Khải [ ST ].



Ly Trà Chanh Và TriếtLý Hạnh Phúc

Một đôi trai gái đang cãi nhau trong một tiệm cà phê và không muốn
nhường nhịn nhau. Chàng thanh niên bỏ đi trong giận dữ, trong khi cô
gái vẫn ở lại, một mình, khóc lóc. Cô bực dọc quấy ly trà lạnh. Cô
dùng muỗng chà mạnh vào miếng chanh có vỏ. Miếng chanh có vỏ bị chà
vào thành ly quá mạnh nên tiết ra nước đắng vào trong ly trà của cô.
Cô gái nói với người bán hàng mang cho cô một ly trà với chanh nhưng
không có vỏ. Người bán nhìn cô gái nhưng không nói gì cả. Anh ta lấy
ly trà chanh đã nghiền nát vỏ và thay một ly trà chanh có vỏ.
Cô gái nổi giận nói với người bán: “Tôi nói với anh là bỏ vỏ đi. Không
hiểu tôi nói gì sao?”.
Người bán hàng với cặp mắt sáng, nhìn cô gái thật bình tĩnh và nói:
“Ðừng nóng giận. Sau một lát, vỏ chanh sẽ bị nước ngấm hết mà. Tất cả
vị đắng đã tan trong trà và sẽ làm nước trà trong lại và rất ngọt. Có
phải cô muốn như thế không? Ðừng nóng giận. Chờ chừng 3 phút thì mùi
chanh sẽ tan vào trong ly trà. Nếu không, cô sẽ làm ly trà thành ly
trà đắng”.
Cô gái chưng hửng và cảm động. Cô ta nhìn thẳng vào đôi mắt người bán
hàng và hỏi:
“Vậy thì, cần bao lâu để lấy hết mùi vị từ lát chanh?”.
Người bán hàng mỉm cười và nói: “12 tiếng. Lát chanh sẽ hoàn toàn phát
hết mùi vị của nó. Sau 12 tiếng, cô sẽ có một ly trà chanh tuyệt diệu,
nếu cô có thể đợi trong 12 tiếng”.
Người bán hàng ngừng một chút rồi nói tiếp: “Không phải chỉ có trà,
nhưng cũng là cách để trừ hết những muộn phiền trong đời sống. Nếu cô
kiên nhẫn và chịu đựng trong 12 tiếng, cô sẽ thấy nhiều việc không đến
nỗi tồi tệ như cô nghĩ đâu”.
Cô gái hỏi: “Có phải bạn cho tôi ám hiệu không?”.
Người bán hàng mỉm cười: “Tôi đang chỉ cho cô cách làm một ly trà
chanh. Ðó cũng là cách sống một cuộc đời tốt đẹp”.
Cô gái nhìn ngắm ly trà chanh và suy nghĩ. Sau đó, cô gái về nhà và cố
pha một ly trà chanh. Cô lặng thinh ngắm những lát chanh trong ly trà
và kiên nhẫn chờ kết quả. Cô thấy những lát chanh thở và lớn dần trong
ly nước trong vắt. Cô cảm động, vì cô ta có thể cảm nhận được tâm hồn
của lát chanh đang lớn dần và toả ra. Hơn nữa, cô kiên nhẫn chờ trong
12 tiếng đồng hồ. Cô nếm ly trà chanh và nhận thấy nó ngon nhất thế
giới.
Cô gái chợt hiểu lý do tại sao trà chanh nếm rất ngon khi chanh hoàn
toàn hoà tan trong ly trà. Tiếng chuông cửa chợt reo lên. Cô gái mở
cửa và thấy chàng thanh niên có mặt tại đó. Anh ôm một bó hoa hồng rất
đẹp trên tay. Lời anh thành khẩn: “Em tha lỗi cho anh nhé?”
Cô gái mỉm cười và kéo anh vào nhà. Cô ta mời anh ly trà chanh và nói:
“Chúng ta nên cam kết. Sau này, mặc dù chúng ta nóng giận đến thế nào,
chúng ta cũng không nên mất bình tĩnh. Chúng ta cần phải bình tĩnh và
nghĩ đến ly trà chanh”.
“Tại sao chúng ta phải nghĩ đến ly trà chanh?” – chàng thanh niên hơi khó hiểu.
Cô gái trả lời: “Vì chúng ta cần phải chờ trong 12 tiếng đồng hồ”.
Từ đó, cô gái ứng dụng triết lý này trong đời sống. Cô có được hạnh
phúc và vui vẻ như chưa từng có trước đây. Cô nếm những ly trà chanh
tuyệt vời và một cuộc sống tuyệt diệu. Cô nhớ đến lời người bán hàng:
“Nếu cô cố vắt chanh vào trong trà trong 3 phút, cô sẽ thấy trà đắng
và nước không trong”.
Cuộc sống cũng như trà. Bạn phải chờ đợi kiên nhẫn và cẩn thận nếm
hưởng nó. Nó sẽ đem lại những giây phút thần tiên.
Tuy nhiên, đừng chờ thêm nữa; nếu không, vị của trà chanh sẽ nhạt đi,
vì nó đã làm quá lâu rồi. Vì thế, trong cuộc sống, bạn không nên chờ
hay bắt người khác chờ quá lâu; nếu không, cuộc sống của bạn cũng phai
nhạt và nhàm chán.{jcomments on}

Ngày quốc tế phụ nữ có từ bao giờ?

 

Ngày 8 tháng 3 hàng năm được coi là ngày Quốc tế phụ nữ. Tuy nhiên, ý nghĩa ban đầu của ngày lễ dành cho phái đẹp này là gì và nó ra đời từ khi nào thì không phải người nào cũng nắm rõ được.
Cuối thế kỷ 19, chủ nghĩa tư bản ở Mỹ đã phát triển một cách mạnh mẽ. Nền kỹ nghệ đã thu hút nhiều phụ nữ và trẻ em vào các nhà máy xí nghiệp. Nhưng bọn chủ trả lương cho họ rất rẻ mạt. Cǎm phẫn trước sự bất công đó, ngày 8-3-1899, nữ công nhân ở Mỹ đã đứng lên đấu tranh đòi tǎng lương, giảm giờ làm. Phong trào bắt đầu từ nữ công nhân ngành dệt và ngành may tại thành phố Chicago và New York.
Mặc dù bọn chủ thẳng tay đàn áp, chị em vẫn đoàn kết chặt chẽ, đấu tranh buộc chúng phải nhượng bộ. Cuộc đấu tranh của công nhân Mỹ đã cổ vũ mạnh mẽ phong trào phụ nữ lao động trên toàn thế giới, đặc biệt phụ nữ ở nước Đức, một nước đại kỹ nghệ tiên tiến lúc bấy giờ.
Khởi đầu với mục đích chính trị, ngày 8-3 được coi là ngày thế giới ghi nhận những thành tựu của chị em trong các lĩnh vực: kinh tế, chính trị và xã hội. Tuy nhiên màu sắc chính trị ngày càng phai nhạt dần, gần đây cánh mày râu dùng ngày này để thể hiện tình cảm với những người phụ nữ xung quanh họ. Một số nước ở phương Tây, ngày mùng 8-3 và ngày Lễ tình nhân được coi là một.
Tuy nhiên, ở một số vùng khác, màu sắc chính trị vẫn còn khi người ta dùng ngày này để đấu tranh đòi quyền lợi cho phụ nữ. Nhưng trên hết đây cũng được coi là ngày bắt đầu cho một mùa Xuân mới mà người phụ nữ giữ một vai trò quan trọng trong việc duy trì sức xuân giữa lòng nhân loại.
Ngược dòng lịch sử, ngày họp Quốc tế phụ nữ đầu tiên được tổ chức vào ngày 28 tháng 2 năm 1909 tại Mỹ theo tuyên bố của Đảng xã hội Hoa Kỳ. Trong Hội nghị phụ nữ được tổ chức vào ngày 8 tháng 3 năm 1910, 100 đại biểu nữ thuộc 17 nước đòi quyền bầu cử cho nữ giới. Chủ tịch Clara Zetkin, người Đức đã đề nghị chọn ngày quốc tế phụ nữ để nhớ ơn những phụ nữ đã đấu tranh trên toàn thế giới từ những năm 1857. Hội nghị đã thống nhất chọn ngày 8 tháng 3 là ngày Quốc tế Phụ Nữ. Ngày đó năm 1911 đã có hơn một triệu người tham gia ở các nước Áo, Đan Mạch, Đức và Thụy Sĩ.
Năm 1912, nhà thơ Mỹ James Oppenheim viết bài thơ Bánh mì và Hoa hồng. Kể từ đó nó trở thành bài hát chính thức của ngày Quốc tế Phụ Nữ.
Ngày 8 tháng 3 năm 1975, Liên Hiệp Quốc bắt đầu chú ý và tổ chức ngày Quốc tế Phụ Nữ. Năm 1977, nghĩa là hai năm sau ngày Quốc tế Phụ Nữ, Liên Hiệp Quốc quyết định mời các nước dành một ngày để nói lên quyền lợi của người phụ nữ và hòa bình thế giới. Và ngày 8 tháng 3 được chọn để trở thành ngày lễ chung cho nhiều quốc gia trên thế giới.
Hiện nay, ngày Quốc tế Phụ Nữ vẫn còn được xem là ngày lễ chính thức tại những nước sau đây: Armenia, Azerbaijan, Belarus, Bulgaria, Kazakhstan, Kyrgyzstan, Macedonia, Moldova, Mông Cổ, Nga, Tajikistan, Ukraine, Uzbekistan, và Việt Nam. Trong những xã hội này, đàn ông tặng hoa và quà cho những người phụ nữ trong đời của họ như mẹ, vợ, bạn gái… Tại một số nơi, nó cũng được xem tương đương với Ngày dành cho mẹ (Mother”s Day).
{jcomments on}